Lượt xem: 259

Lãnh đạo UBND tỉnh khảo sát việc xây dựng 2 dự án khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh

Sáng ngày 16/10, đồng chí Vương Quốc Nam - Tỉnh ủy viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh khảo sát việc xây dựng Dự án Khu bảo tồn loài - sinh cảnh rừng tràm Mỹ Phước thuộc xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú. Cùng đi với đoàn có đại diện lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, lãnh đạo UBND huyện Mỹ Tú.

 


Lãnh đạo tỉnh khảo sát tại khu vực xây dựng Dự án Khu bảo tồn loài - sinh cảnh rừng tràm Mỹ Phước thuộc xã Mỹ Phước, huyện Mỹ Tú.

 

    Dự án Khu bảo tồn loài - sinh cảnh rừng tràm Mỹ Phước dự kiến được thực hiện với phạm vi là 387,27 ha. Về hiện trạng đa dạng sinh học, khu vực này ghi nhận 615 loài động vật, thực vật, trong đó, có 9 loài nguy cấp, quý, hiếm ưu tiên bảo vệ. Qua quá trình điều tra, đánh giá hiện trạng, môi trường, văn hóa, xã hội tại khu vực thực hiện dự án, Sở Tài nguyên và Môi trường trao đổi, thảo luận với các sở, ban, ngành, địa phương về 2 phương án phân khu chức năng. Cụ thể, Phương án 1 (khu bảo tồn không có vùng đệm): Khu này có tổng diện tích 375,7 ha; trong đó, phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 171 ha; phân khu phục hồi sinh thái là 130 ha và phân khu dịch vụ - hành chính là 74,7 ha. Phương án 2 (khu bảo tồn có vùng đệm): Khu này có tổng diện tích  là 1.545 ha; trong đó, phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 171 ha; phân khu phục hồi sinh thái là 130 ha; phân khu dịch vụ - hành chính là 74,7 ha và vùng đệm là 1.169,3 ha.

    Cũng trong buổi chiều, Đoàn tiếp tục khảo sát Dự án xây dựng Khu dự trữ thiên nhiên rừng ngập mặn Cù Lao Dung. Khu này có phạm vi thực hiện là 25.333,7 ha, nằm trên địa bàn các xã: An Thạnh Ba, An Thạnh Nam (huyện Cù Lao Dung) và xã Trung Bình (huyện Trần Đề).

    Tại khu vực này ghi nhận được 768 loài động vật, thực vật, trong đó, có 25 loài nguy cấp, quý, hiếm ưu tiên bảo vệ. Ngoài ra, nơi đây có bãi nghêu sinh trưởng hoàn toàn tự nhiên đem lại giá trị kinh tế cao, gắn liền với sinh kế của hàng trăm hộ dân vùng ven biển. Qua tiến hành điều tra các yếu tố liên quan, các đơn vị thống nhất phân khu chức năng tối ưu đảm bảo hài hòa giữa bảo tồn thiên nhiên và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

    Cụ thể, tổng diện tích khu bảo tồn là 5.503,1 ha; trong đó, phân khu bảo vệ nghiêm ngặt 626,2 ha; phân khu phục hồi sinh thái bãi bồi là 2.710 ha; phân khu phục hồi sinh thái rừng ngập mặn là 373 ha; phân khu dịch vụ - hành chính là 1,3 ha; vùng đệm rừng ngập mặn là 249 ha và vùng đệm sinh thái biển là 1.543,6 ha. Tuy nhiên, dựa theo dự thảo Quy hoạch vùng huyện Cù Lao Dung đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050 cùng sự chồng chéo giữa các ngành, các lĩnh vực và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan, phương án này vẫn tồn tại một số khó khăn, vướng mắc gây trở ngại trong việc thực hiện các bước tiếp theo trong quy trình thành lập khu bảo tồn đất ngập nước cấp tỉnh.

    Tại chuyến khảo sát thực địa, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường và đơn vị tư vấn đã thông tin rõ những ưu điểm, hạn chế của từng phương án. Trên cơ sở này sẽ góp phần gợi mở để tỉnh xác định phương án khả thi nhất trong việc triển khai xây dựng từng dự án.

Ngọc Thơ – Ngọc Nương



Phim tư liệu
  • Phát biểu của đồng chí Lâm Tấn Hòa
  • Ngày hội văn hóa thể thao du lịch đông bào Khmer Nam bộ và Lễ hội Óoc-Om-Bóc Đua ghe Ngo 2022
  • Cuộc thi viết chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch lần thứ Hai - năm 2022
1 2 3 4 5  ... 


No title... No title... No title...
Thống kê truy cập
  • Đang online: 42
  • Hôm nay: 202
  • Trong tuần: 70,629
  • Tất cả: 11,802,636